Cầu trục là gì?
9:59 - 13/01/2022 236

Xã hội càng phát triển kéo theo nhu cầu vận tải hàng hóa cũng tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu về sử dụng các thiết bị nâng hạ chuyên dụng, có khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, nhanh và chính xác. Cầu trục được xem là phương án tối ưu, vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả cao.

Vậy cầu trục là gì? Cầu trục có bao nhiêu loại? Cấu tạo của cầu trục là gì? Nguyên lý và phạm vi hoạt động của cầu trục như thế nào? Ứng dụng thực tế của cầu trục là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cầu Trục là gì?

Cầu trục hay còn được gọi là cầu trục công nghiệp, cẩu trục, trong tiếng anh là overhead crane hay thường gọi ngắn gọn là crane. Đây là một thiết bị chuyên dụng, hữu ích đảm bảo các thao tác nâng hạ di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, công trình xây dựng các tòa nhà cao tầng, cảng để bốc hàng, nhà máy thép, công trình thủy điện,...

Cầu trục điều khiển bằng điện, bằng sức người hoặc bằng khí nén bởi người vận hành từ tay bấm điều khiển, cabin điều khiển, điều khiển từ xa. Tuy nhiên, cầu trục chủ yếu vận hành bằng các động cơ điện, nên được dùng rộng rãi.

Cầu trục là gì?

2. Phân loại

Các thiết bị nâng hạ như cẩu trục có nhiều cách phân loại khác nhau. Hầu hết chúng sẽ được phân loại dựa trên: kết cấu, công dụng hay mục đích sử dụng, theo nguồn dẫn động.

Theo kết cấu:

- Cầu trục một dầm tiêu chuẩn hay còn gọi là cầu trục đơn

- Cầu trục hai dầm tiêu chuẩn còn được gọi là cầu trục đôi

Theo phạm vi phục vụ:

- Cầu trục cho cẩu cảng: Với sức nâng hàng hóa lớn

- Cầu trục luyện kim: Làm việc trong các phân xưởng luyện kim có nhiệt độ cao

- Cầu trục phòng nổ: Cho các nhà máy ga, khí, hầm lò than

- Cầu trục thủy điện: Nâng hạ các vật liệu xây dựng

- Cầu trục gầu ngoạm: Có móc cẩu chuyên dùng bốc xếp vật liệu rời (cát, đá, than,…)

- Cầu trục mâm từ: Móc cẩu có các cụm nam châm điện chuyên dùng để bốc thép tấm

Ngoài ra còn rất nhiều tên loại cầu trục khác tùy thuộc vào công dụng và công việc để gọi tên khác nhau.

Theo cơ cấu dẫn động:

- Cầu trục dẫn động bằng điện: Sử dụng động cơ điện (palang cáp điện, palang xích điện)

- Cầu trục dẫn động bằng tay: Dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay)

3. Cấu tạo cầu trục

- Dầm chính (Main girder): gồm cầu trục dầm đôi hoặc cầu trục dầm đơn

- Dầm đầu (End Carriage)

- Bánh xe cầu trục

- Cột nhà xưởng

- Đường ray chuyên dùng

- Động cơ di chuyển cầu trục (Motor)

- Động cơ di chuyển xe con

- Giảm chấn

- Phần nâng hạ (Xe con mang hàng hoặc palang)

- Thang tời hàng

- Điều khiển cẩu trục (Có thể điều khiển trên mặt đất bằng tay, điều khiển từ xa hoặc cabin)

- Hệ thống dẫn điện

Cầu trục là gì?

4. Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Điện được truyền tới động cơ điện nhằm chuyển động qua trục truyền động và khối nối rồi tới các hộp giảm tốc. Tiếp theo truyền chuyển động tới cho các bánh xe di chuyển cầu trục như vậy sẽ làm di chuyển toàn bộ dầm chính được gắn trên các dầm đầu trục.

Bên cạnh đó, xe con chứa bộ phận cơ cấu nâng được lắp đặt trên dầm nhằm di chuyển ray trên dầm chính. Ngoài ra, có phanh hãm khi cần thiết. Cabin làm nhiệm vụ chuyển hệ thống động cơ điện để hoạt động cầu trục.

5. Phạm vi hoạt động của cầu trục

- Cầu trục được hoạt động trên cao nhà xưởng (nhà thép tiền chế và kết cấu thép)

- Cơ cấu chuyển động dọc đường ray của cầu trục và chuyển động ngang của palang trên dầm sẽ làm cho cầu trục có thể nâng hạ tất cả các điểm trong không gian làm việc của cầu trục.

6. Ứng dụng của cầu trục

- Lắp ráp, lắp ghép sản phẩm: Dùng để di chuyển các bộ phận, bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.

- Vận chuyển: Nâng hạ thành phẩm từ dây chuyền sản xuất lên phương tiện vận tải.

- Nâng giữ chi tiết: Dùng để nâng giữ chi tiết đang sản xuất.

- Kho bãi: Vận chuyển hàng hóa nặng nhập và xuất kho.

7. Cầu trục tại Công ty Cổ phần chế tạo máy Ninh Bình

Với kinh nghiệm trong ngành chế tạo sản phẩm nâng hạ, Công ty Cổ phần chế tạo máy Ninh Bình có năng lực thiết kế chế tạo với sức nâng lớn. Chúng tôi có thể đáp ứng các tiêu chí sử dụng trong nhà máy thủy điện, hệ thống thủy lực hoặc được lắp đặt trên tàu biển hay các công trình nổi dùng để cẩu hàng, tháo dỡ các công trình khác như:

- Cầu trục dầm đơn

- Cầu trục dầm đôi

- Cầu trục quay

- Cầu trục dựa tường

- Cầu trục Monorail

- Cầu trục treo

- Cầu trục dạng giàn không gian

- Cầu trục tháp

- Cẩu điện thủy lực

- Cầu trục chân đế

- Cầu trục chân dê

Ví dụ, ở cầu trục dầm đôi có cấu tạo dạng dầm hộp với palang nâng hạ trên dầm chính. Chế tạo cầu trục dầm đôi đòi hỏi quy trình sản xuất phức tạp hơn loại dầm đơn và chi phí cao hơn tương đối so với cầu trục dầm đơn cùng sức nâng. Sức nâng cầu trục dầm đôi từ 2 tấn đến tối đa 1000 tấn hoặc lớn hơn theo yêu cầu. Tại Công ty Cổ phần chế tạo máy Ninh Bình, chúng tôi có năng lực thiết kế chế tạo cẩu trục gian máy có sức nâng lớn như tải trọng nâng hạ móc chính có thể lên tới 1000 tấn và tải trọng nâng hạ móc phụ là 90 tấn.

Với cẩu điện thủy lực được lắp đặt trên tàu biển hoặc các công trình nổi dùng để cẩu hàng hoặc trợ giúp lắp đặt, tháo dỡ các công trình khác. Công ty Cổ phần chế tạo máy Ninh Bình có khả năng thiết kế, chế tạo các loại cẩu điện thủy lực tải trọng từ 10-45 tấn, chiều cao nâng 35m, quay cần 360 độ không giới hạn, hoặc hơn thế nữa. Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế Lloyds Register.

Việc sử dụng các thiết bị nâng hạ như cầu trục giúp giảm chi phí nhân công, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm không gian nhà xưởng và dễ dàng vận hành. Vì vậy, yêu cầu chất lượng của thiết bị nâng hạ rất đáng chú trọng, ngoài ra còn yêu cầu về thời gian sản xuất cần nhanh chóng hoàn thành và lắp đặt. Công ty Cổ phần chế tạo máy Ninh Bình là nhà chế tạo, cung cấp và lắp đặt hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm tại:

http://www.chetaomayninhbinh.com.vn/gioi-thieu/cong-ty-co-phan-che-tao-may-ninh-binh-234.html

Quý đối tác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY NINH BÌNH

- Địa chỉ: Phố Phúc Thịnh, phường Bích Đào, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

- Email: congtychetaomayninhbinh@gmail.com

- Website: chetaomayninhbinh.com.vn

Scroll